1. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma

Nấm Trichoderma có nhiều cơ chế đối kháng: cơ chế ký sinh lên nấm bệnh, cơ chế tiết kháng sinh (Antibiosis), cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống. Nhờ các cớ chế này mà nấm Trichoderma có thể tấn công nhiều loại nấm gây bệnh cây trồng có trong đất.

Trichoderma

 

Hình 1. Nấm Trichoderma cuộn quanh sợ nấm khô văn Rhizoctonia solani

(Ảnh minh họa)

Theo Kredics và cộng tác viên (2003), quá trình đối kháng của nấm Trichoderma spp. với nấm bệnh chủ yếu bằng 2 cơ chế:

– Thứ nhất: Nấm Trichoderma spp. bao quanh và cuộn lấy nấm bệnh.

-Thứ hai: Nấm Trichoderma spp. tiết ra các loại enzyme thủy phân.

Nấm Trichoderma spp. sống ở rễ cây giúp biến đổi vật chất vô cơ, giúp tăng cường khả năng sản xuất hormone ở cây trồng, làm tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng.

Nấm Trichoderma spp. phân bố trên nhiều loại đất khác nhau và chúng ký sinh trên nhiều loại nấm gây hại cây trồng như: Armillaria mellea, Pythium spp., Phytophthora spp., Rhizoctonia solani, Chondrostereum purpureum, Sclerotium rolfsiiHeterobasidion annosum (Cook và Baker, 1983).

trico2

Hình 2. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma đối với nấm gây bệnh lúa von Fusarium.

Một kết quả nghiên cứu khi áp dụng chế phẩm CP2, CP3, CP4 sản xuất nấm đối kháng Tricoderma viride để phòng trừ các bệnh nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ, nấm, Sclerotium rolfsii gây bệnh héo gốc mốc trắng cây khoai tây, lạc, đậu tương. Nấm Trichoderma viride được phân lập từ mẫu đất trồng đậu tương ở Phú Thị – Gia Lâm và một số địa điểm khác. Đối với bệnh héo gốc mốc trắng hại cây khoai tây: Xử lý giống bằng 50 g chế phẩm CP2: 1lít nước: 10kg củ kết hợp với trộn 200g chế phẩm CP4 vào 100 kg phân chuồng cho hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt 58,3%, cây đậu tương được phun chế phẩm CP3 liều lượng 15g/3 lít nước/30m2 ở giai đoạn cây con cho hiệu lực phòng trừ bệnh sau 21 ngày đạt 75,5% đối với bệnh lở cổ rễ và 67,7% đối với bệnh héo gốc mốc trắng. Cây lạc được xử lí hạt giống bằng chế phẩm CP3 với lượng 5g/ 1kg hạt hoặc chế phẩm CP2 với lượng 5g/ 1kg hạt giống trước khi gieo cho hiệu lực phòng trừ bệnh đạt là 80,8%; 79,4%. Trên ruộng mô hình khoai tây, lạc, đậu tương, tỷ lệ cây bị bệnh LCR, HGMT đều thấp hơn đối chứng (ruộng nông dân), năng suất khoai tây tăng 9,7%. Năng suất đậu tương tăng 12,2%. Năng suất lạc tăng 15,6% so với ruộng không xử lý chế phẩm (Nguyễn Văn Viên và ctv, 2012).

   2. Khả năng phân hủy rơm rạ và xác bã thực vật nhanh thành phần hữu cơ

Nấm Trichoderma spp. đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy dư thừa thực vật có trong đất (Kredics và ctv, 2003).

trico3.jpg

Hình 3. Tuyển chọn nấm Trichoderma có khả năng sinh enzyme cellulase (Công ty phân bón Đại Hùng)

Theo Klein và Eveleigh (1998), nấm Trichoderma spp. hiện diện khắp nơi, sống hoại sinh và có khả năng phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong tự nhiên.

Khả năng phân hủy cellulose của nấm Trichoderma spp. bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như: ẩm độ, độ thoáng khí, pH, hàm lượng nitrogen (Alexander, 1961).

Bón phân cho lúa hoàn toàn bằng phân hữu cơ rơm rạ ủ với nấm Trichoderma sp. năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân (Luu Hong Man và ctv, 2005).

Kết quả sử dụng phân rơm hữu cơ phân hủy bởi nấm Trichoderma sp. và phân sinh học kết hợp N hóa học ở mức 25 kg N/ha cho thấy năng suất lúa gia tăng, các vi sinh vật
có lợi trong đất, chất hữu cơ, N, P và K hữu dụng đều tăng rõ rệt (Tran Thi Ngoc
Son và ctv, 2008).

Một nghiên cứu của Trần Thị Mil và cộng tác viên (2012) cho thấy biện pháp vùi rơm rạ có xử lý Trichoderma và đốt rơm rạ kết hợp với phân vô cơ lượng thấp có triển vọng tốt trong cải thiện khả năng cung cấp N từ đất và giúp tăng năng suất lúa.

      3. Khả kích thích nẩy mầm nhanh và ra rễ của cây trồng

Nấm Trichoderma hazianum còn làm tăng số chồi và rễ cây bắp ngọt trong nhà lưới 66% so với đối chứng (Harman, 2000).

Howell (2002) đã thấy rằng điều khiển bởi T. virens (G6, G6-5) hay dạng tự nhiên của T. virens/ T. longibrachiatum (Tvl-30, Tvl-35) đáp ứng sự chuyển hóa kích thích nảy mầm nhanh của hạt bông.

Gần đây, một số nấm Trichoderma đã được phát hiện là có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1m dưới mặt đất) của ngô và một số loại cây khác. Những rễ sâu này giúp các loài cây như ngô hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán tốt hơn. Một khả năng đáng chú ý là những cây ngô có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ (Harman, 2000).

Bailey và Lumsden (1998) cho rằng khi dùng dịch huyền phù nấm Trchoderma hazianum vào trong đất làm tăng sự nẩy mầm, tăng khả năng ra hoa, tăng sinh khối và chiều cao cây ớt, bắp, hoa cúc, cà chua, thuốc lá.

Các dòng nấm Trichoderma phốt phát và vi chất dinh dưỡng. Khi áp dụng của các dòng nấm Trichoderma với thực vật như cỏ chăn nuôi thì đã làm tăng số lượng rễ ăn sâu, do đó làm tăng khả năng cho cây trồng chống lại nạn hạn hán (Ranasingh
và ctv, 2006).

TS. Vũ Tiến Khang

Tài liệu tham khảo:

Alexander, M.. 1961. Microbial Ecology. Pages 207 – 223. Jonh Wiley and sons. New York and London.

Bailey B. A & Lumsden R. D., 1998. Direct effects of Trichoderma & Glioladium Volume 2: 185 – 201.

Cook, R. J. and Baker, K.F. 1989. The nature and practice of biological control of plant pathologens, The America Phytopathological society, St. Paul, Mịnneesota, 539p.

Harman, G.E.. 2000. Myths and dogmas of biocontrol: Changes in perceptions derived from research on Trichoderma harianum T22. Plant Deseases 84: 377- 393.

Howell, C. R. 2002. Cotton seedling preemergence damping-off incited by Rhizopus oryzae and Pythium spp. and its biological control with Trichoderma spp. Phytopathology 92:177-180.

Klein D. and Eveleigh D. E. 1998. Ecology of Trichoderma in Trichoderma & Gliocladium Volume 1 (Edited by Kabicek Christian. P & Harman Gary. E). Taylor & Francis.

Kredics, L., Antal, Z., Mancizinger, L., Szekres, A., Kevei, F. and Nagy, E., 2003. Infuence of envỉonmental parameter on Trichoderma strain with biocontrol potential. Food Technol. Biotechnol. 41(1): 37 – 41.

Luu Hong Man, Vu Tien Khang and Takeshi Watanabe. 2005. Improvement of soil fertility by rice straw manure. Omonrice Journal 13, CLRRI, pp. 52-62.

 

About the author
Leave Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

clear formSubmit